Img
Giúp con phát triển tối ưu với % nguyên tắc thực hành Montessori tại nhà

“Con tôi 3 tuổi mà không vào nền nếp, lúc nào cũng làm nũng, mè nheo…”
“Con tôi 4 tuổi rồi mà làm gì cũng phải ba mẹ giúp”
“Con tôi sắp vào lớp 1 rồi mà vẫn ỉ lại vào người lớn”
“Tôi không biết dạy con kỷ luật tại nhà như thế nào”
“Tôi không biết hỗ trợ con như thế nào cho đúng…”

Mấu chốt vấn đề khiến không ít ba mẹ Việt rơi vào những tình huống éo le nêu trên chính là chưa biết áp dụng phương pháp giáo dục trẻ khoa học và đúng đắn.
Chỉ với 5 nguyên tắc vàng dạy con theo phương pháp Montessori ngay dưới đây, ba mẹ hoàn toàn có thể thấu hiểu trẻ để hỗ trợ sự phát triển tối đa cho con. Đồng thời, những nguyên tắc tưởng chừng đơn giản còn thúc đẩy sự gắn kết giữa ba mẹ và con cái; từ đó, tạo ra những khoảng thời gian chất lượng cho con

1. Tôn trọng trẻ: Hãy thể hiện sự trân trọng những khác biệt của con về nhu cầu, sở thích, mong muốn, chính kiến… Hãy đóng vai trò là người tư vấn trong các quyết định của con thay vì áp đặt con phải lựa chọn theo ý mình để dạy con biết tôn trọng mọi người xung quanh.

Ví dụ: Khi trẻ đòi mặc áo cộc tay dù trời lạnh, thay vì ngăn cản, ba mẹ hãy nói lên cảm nhận của bản thân để trẻ hiểu: “Mẹ biết con muốn mặc chiếc váy này, tuy nhiên trời lạnh, mẹ sợ con bị lạnh và ốm nếu mặc áo cộc tay đó.” Tiếp đó, ba mẹ có thể hỏi trẻ: Con có cách nào để vừa mặc chiếc áo cộc yêu thích, vừa giữ ấm cơ thể không?
Bằng cách cho trẻ tự đưa ra các phương án, đồng thời gợi ý cho con phối đồ phù hợp, trẻ sẽ cảm thấy mình được tôn trọng về sở thích, hành động… con sẽ có xu hướng vui vẻ và dễ chấp nhận hơn.

2. Luôn quan sát trẻ: Lùi lại quan sát trẻ giúp người lớn thấu hiểu và đáp ứng những nhu cầu, sự khác biệt của từng trẻ trong giai đoạn đầu đời.

3. Trao quyền cho trẻ tự do lựa chọn: Thay vì gò ép trong khuôn khổ cứng nhắc, ba mẹ hãy cho phép trẻ tự do lựa chọn và hiện thực hóa điều trẻ thực sự muốn. Nhờ vậy, trẻ sẽ biết nhận định đúng đắn về giá trị của bản thân để ứng xử lịch sự, nhã nhặn với bạn bè cùng trang lứa, người lớn… ngay trong giai đoạn đầu đời.

4. Tạo cơ hội để trẻ tự làm: Hãy trao trẻ lòng tin và cho trẻ thực hành các hoạt động quen thuộc như tự mặc quần áo, tự dọn đồ chơi, tự chuẩn bị balo… Hãy tinh tế chuẩn bị và cung cấp cho trẻ những chỉ dẫn cụ thể để trẻ tự thực hiện điều mình muốn. Chỉ khi tự làm, trẻ mới có thể trải nghiệm, ghi nhớ và rèn kỹ năng tự lập, kỷ luật tự giác ngay từ nhỏ.

5. Hỗ trợ trẻ thay vì can thiệp: Thay vì can thiệp thô bạo, làm gián đoạn chu trình là việc của trẻ, ba mẹ hãy sẵn sàng có mặt, hỗ trợ trẻ khi con cần, đáp lại trẻ chân thành và ấm áp bằng cách động viên, khích lệ hoặc chỉ can thiệp khi con gặp nguy hiểm.

img
img