Img
Phương pháp dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non hiệu quả tại nhà
Phương pháp dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non hiệu quả tại nhà

Những năm gần đây, các bậc phụ huynh ngày càng quan tâm đến việc học tiếng Anh của trẻ. Hầu hết ba mẹ đều cho con theo học tại các trung tâm và câu lạc bộ Anh ngữ từ rất sớm. Tuy nhiên, trên thực tế thì phụ huynh đóng vai trò rất quan trọng, tác động đến khả năng tư duy và tiếp nhận kiến thức của trẻ. Tham khảo ngay 5 phương pháp dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non dưới đây để cùng con chinh phục ngoại ngữ ba mẹ nhé!

Vì sao nên cho trẻ học tiếng Anh từ mầm non?
Theo tiến sỹ tâm lý Elaine Schneider – chuyên gia ngôn ngữ trẻ em tại Mỹ, phụ huynh nên cho trẻ tiếp xúc với tiếng Anh càng sớm càng tốt. Bởi trẻ em ở giai đoạn từ 1-5 tuổi có khả năng tiếp thu thông tin vô cùng nhanh chóng và nhạy bén.Cấu tạo cơ quan nghe và phát âm của trẻ mầm non phát triển rất mạnh mẽ. Do đó, các bé có thể nghe và bắt chước cách phát âm tiếng Anh tốt hơn rất nhiều. Việc học thêm một ngôn ngữ khác ngoài tiếng mẹ đẻ cũng có thể giúp trẻ phát triển tư duy logic một cách hiệu quả, nâng cao khả năng tiếp thu sau này.Tuy nhiên, ở độ tuổi càng nhỏ thì khả năng tập trung và nhận thức của trẻ sẽ có nhiều khác biệt hơn. Do đó, phụ huynh cần tìm hiểu kỹ để có phương pháp dạy học tiếng Anh cho trẻ mầm non phù hợp nhất.

Phương pháp dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non hiệu quả tại nhà

5 thắc mắc bố mẹ thường có khi cho con học song ngữ từ sớm
Hiện nay, nhiều bậc phụ huynh vẫn còn “đắn đo” rằng có nên cho trẻ học tiếng Anh từ sớm không?. Liệu việc này có ảnh hưởng đến khả năng tiếp nhận tiếng “mẹ đẻ” của bé hay không?

1. Trẻ thật sự thông minh mới có thể học song ngữ?
Trên thực tế, không phải thông minh mới có thể học nhiều ngôn ngữ một lúc. Trẻ được sinh ra đã có năng lực tự nhiên để sẵn sàng học hỏi, đặc biệt là học nói. Ngay từ khi sinh ra, bé đã bắt đầu có phản ứng với âm thanh và ngôn ngữ. Vậy nên, điều bạn nên làm là dành thời gian và tìm ra phương pháp dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non phù hợp.

2. Học nhiều ngôn ngữ từ sớm sẽ làm con mắc chứng “loạn ngữ”?
Ba mẹ thường lo lắng rằng tiếp xúc với nhiều ngôn ngữ sẽ khiến trẻ nhầm lẫn trong việc sử dụng và phân biệt chúng. Tuy nhiên, trên thực tế đây là điều hoàn toàn bình thường. Ngay từ lúc nhỏ hay lứa tuổi mầm non, não bộ của bé đã có thể “xử lý” nhiều ngôn ngữ một lúc mà không ảnh hưởng đến tiếng mẹ đẻ. 

3. Học song ngữ có khiến trẻ chậm nói?
Theo Ellen Stubbe Kester – chủ tịch Bilinguistics, một trung tâm cung cấp dịch vụ song ngữ ở Austin, Texas: Việc học song ngữ không gây ra tình trạng chậm nói ở trẻ. Bên cạnh đó, khi học 2 thứ tiếng cùng một lúc, trẻ vẫn sẽ phát triển khả năng ngôn ngữ như bạn bè đồng trang lứa.

4. Bố mẹ giỏi tiếng Anh mới có thể dạy bé song ngữ?
Không phải phụ huynh nào cũng thành thạo tiếng Anh để dạy bé. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể cho con học song ngữ nếu biết cách dạy trẻ học tiếng Anh tại nhà hiệu quả. Cụ thể, hãy tạo cho bé môi trường giao tiếp tiếng Anh tại một đất nước mới hoặc cơ hội giao tiếp cùng người bản ngữ. Điều này sẽ thúc đẩy bé giao lưu và chủ động học hỏi nhiều hơn.

Ngoài ra, nếu ba mẹ không giỏi tiếng Anh và khó khăn trong việc tạo môi trường giao tiếp, hãy tận dụng internet để giúp trẻ học song ngữ. Trong thời đại 4.0 thì điều này hoàn toàn không khó. Bạn hãy tìm những nguồn tài liệu chất lượng, uy tín cho bé. Đồng thời, đừng quên sử dụng phim ảnh hay sách truyện để con hứng thú hơn với việc học tiếng Anh nhé.

5. Chỉ cần cho bé nghe tiếng Anh là sẽ giỏi?
Trong lứa tuổi mầm non, bé rất dễ tiếp nhận một ngôn ngữ mới. Tuy nhiên, bạn không thể kỳ vọng con mình nói tiếng Anh lưu loát chỉ nhờ những bộ phim hoạt hình của Disney. Trên thực tế, trẻ cần được tương tác với ngoại ngữ một cách tự giác và gắn liền với những câu chuyện trong cuộc sống. Vì vậy, ba mẹ cần kiên trì và áp dụng phương pháp dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non đúng cách.

Vai trò của bố mẹ trong quá trình học tiếng Anh của trẻ
Bố mẹ chính là người mà bé tiếp xúc nhiều nhất mỗi ngày. Do đó, nếu trẻ được học tại trung tâm chất lượng với giáo viên người bản xứ nhưng không có phụ huynh hỗ trợ luyện tập và tương tác thì quá trình học rất khó tiến bộ.

Bố mẹ sẽ đóng vai trò như một người hướng dẫn, đồng hành, kích thích niềm say mê tiếng Anh của trẻ. Chỉ có bố mẹ mới nắm rõ nhu cầu, sở thích và khả năng tập trung của trẻ để đưa ra các hoạt động học tập phù hợp. Đồng thời, nhờ sự gần gũi với bố mẹ, trẻ cũng sẽ tự tin hơn trong việc sử dụng tiếng Anh để giao tiếp mà không cần lo lắng đúng sai.

5 Nguyên tắc dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non mà bố mẹ cần nắm
1. Học qua trò chơi, bài hát, phim ảnh
Ở độ tuổi càng nhỏ, khả năng tập trung của trẻ sẽ càng hạn chế. Do đó, phụ huynh nên lựa chọn đa dạng cách học tiếng Anh cho trẻ, giúp con tăng thêm hứng thú đối với ngoại ngữ. Hơn nữa, học qua trò chơi, bài hát, phim ảnh là cách vô cùng hiệu quả để rèn luyện cho trẻ kỹ năng nghe và phát âm chuẩn bản xứ ngay từ nhỏ.

2. Phân biệt rõ ràng ngôn ngữ Anh – Việt
Lứa tuổi mầm non là giai đoạn mà trẻ nhận thức được ngôn ngữ mới nhanh nhất. Tuy nhiên, nếu như ba mẹ không bLứa tuổi mầm non là giai đoạn mà trẻ nhận thức được ngôn ngữ mới nhanh nhất. Tuy nhiên, nếu như ba mẹ không biết phương pháp dạy tiếng Anh giao tiếp cho bé, bé sẽ dễ gặp tình trạng loạn ngữ. Vì vậy, các bậc phụ huynh hãy giúp con phân biệt rõ ràng đâu là tiếng Anh, đâu là tiếng Việt. Đặc biệt, bạn không nên lạm dụng ngôn ngữ, “nửa Anh nửa Việt” khi khò chuyện với con.

3. Phương pháp dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non: Khuyến khích và động viên bé
Trong quá trình dạy trẻ học, bố mẹ đừng quên dành những lời động viên, khen ngợi phù hợp. Điều này sẽ góp phần giúp trẻ có thêm sự tự tin và động lực để tiếp tục quá trình chinh phục tiếng Anh của mình.

4. Phương pháp dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non bằng ngôn ngữ Parentese
Để nâng cao khả năng sử dụng tiếng Anh cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ, bạn có thể áp dụng phương pháp Parentese trong những năm đầu. Đây là một hình thức trao đổi được điều tiết để phù hợp với ngôn ngữ và khả năng nhận thức của trẻ mầm non, cung cấp các cuộc đối thoại nhằm nâng cao trình độ của trẻ một cách từ từ.

Phương pháp dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non thông qua ngôn ngữ Parentese như sau:

Sử dụng tiếng Anh trong các tình huống giao tiếp cụ thể hằng ngày.
Lặp đi lặp lại những câu ngắn một cách thường xuyên để giúp trẻ ghi nhớ và vận dụng dễ dàng hơn.
Phản hồi lại những điều trẻ đã nói và mở rộng câu.
Trò chuyện với trẻ một cách chậm rãi và nhấn mạnh vào những từ vựng tiếng Anh mới một cách tự nhiên.
Kết hợp với ngôn ngữ hình thể để giúp trẻ hiểu đúng những gì bạn đang đề cập.
Giao tiếp bằng mắt để khuyến khích trẻ trao đổi bằng tiếng Anh nếu bạn thấy con đang ngập ngừng, do dự.
Kiên nhẫn chờ đợi để trẻ có thời gian suy nghĩ trước khi phản hồi.
5. Học nói nhiều hơn nghe – viết
Trên thực tế, bé sẽ học và bắt chước kỹ năng nói nhanh hơn kỹ năng viết. Ngoài ra, khi nói tốt và phát âm chuẩn, trẻ cũng sẽ nghe và viết tiếng Anh dễ dàng hơn. Lúc này, bé cũng sẽ tự tin và giao tiếp một cách lưu loát với mọi người xung quanh. Vậy nên, ba mẹ hãy tập trung giúp bé học nói để rèn luyện phản xạ tiếng Anh hiệu quả trong lứa tuổi mầm non.

img
img